CHA MẸ THƯỜNG NÓI: ĐỒ VÔ DỤNG, CON KHÔNG THỂ NÀO HỌC TỐT ĐƯỢC ĐÂU!

Có nhiều cha mẹ rất quan tâm đến thành tích học tập của con. mỗi lần con thi xong là nôn nóng hỏi: “Con thi thế nào? Được bao nhiêu điểm? Đứng thứ mấy trong lớp?”. Nếu trẻ nói rằng: “Con làm bài thi tốt, Ngữ văn và Toán đều được mười!”, chắc chắn cha mẹ sẽ vui mừng lắm, lập tức cho đi ăn, còn mua quà này nọ để thưởng cho trẻ. Nhưng khi con cúi đầu ủ rũ nói: “Con làm bài không tốt, điểm không cao, đứng thứ hai mấy trong lớp” là cha mẹ lại sám mặt, lạnh lùng nói: “Đồ vô dụng, đáng đời! Ai bảo con không chịu cố gắng!”, đương nhiên cũng sẽ chẳng có chuyện khao hay thưởng gì.

CHỈ CẦN CON CỐ GẮNG LÀ SẼ THI TỐT

VÍ DỤ THỰC TẾ

Năm nay, Đô lên lớp năm, cậu rất nhiều thắng trong chuyện học tập, chưa bao giờ chịu thua kém ai trong lớp. Lần kiểm tra này, Đô đứng thứ mười. Hôm biết kết quả, Độ thở dài, ủ rũ nói với mẹ: “Có lẽ con chỉ được đến thế mà thôi”. 

“Không sao đâu, với khả năng của con thì chỉ cần nỗ lực, lần sau nhất định sẽ được đứng đầu lớp!”, mẹ quả quyết.

Tối hôm đó, Đô đi ngủ sớm hơn mọi ngày một tiếng, mẹ lo lắng a lầy cớ vào đốt hương muỗi để xem con thế nào. Mẹ thấy Đô ngủ rồi, nên chỉ đốt hương muỗi xong rồi đi ra. Nhưng thực ra Đô tần trọc mãi không ngủ được. Khi thấy mẹ vào phòng lần nữa, cậu liền mở mắt hỏi mẹ: “Mẹ ơi, nếu lần này con thi không tốt thì làm thế nào?”, giọng Đô có vẻ rất hoang mang.

“Con à, đúng là mẹ hy vọng con có thể làm bài tốt hơn, nhưng con nên bỏ gánh nặng tâm lý sang một bên, chúng ta học không nhảy vì điểm số! Con xem, bây giờ chẳng phải là con đang học rất tốt hay sao? Mẹ tin lần này con nhất định sẽ thi tốt!”.

Mẹ lại gần Đô, mỉm cười ôm con trai vào lòng. Hai mẹ con ôm chặt lấy nhau, mắt Đô ngân ngấn lệ: “Dạ, thế con ngủ đây…”.

Cuối cùng, dưới sự cổ vũ của mẹ, Đô đã tiến bộ vượt bậc trong đợt thi cuối kì.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng, điểm số là quan trọng, vì vậy, kiểm tra đạt thành tích cao là nhiệm vụ cơ bản của trẻ. Thực ra, đối với học sinh, có một thứ còn quan trọng hơn cả điểm số, đó là việc bồi dưỡng phẩm chất. Nếu một đứa trẻ để có được thành tích tốt mà trở nên lệch lạc về tâm lý, điều này đáng phải xem xét lại. Khi đứa trẻ đặc biệt ý thức về điểm số, mẹ nên nói chuyện nghiêm túc với con rằng: “Cho dù kiểm tra không được điểm cao, nhưng cũng không thể chứng minh hoàn toàn khả năng của con, chỉ cần con nỗ lực là đủ rồi!”. Điều quan trọng nhất cha mẹ cần làm là giúp trẻ hiểu được rằng: “Điểm số không quyết định tất cả cuộc đời một con người, thất bại cũng là một bài học đảng quý trong cuộc đời, từ thất bại người ta có thể rút ra được nhiều bài học để tiến tới thành công, nên dũng cảm đối mặt với thất bại”.

CHỈ CẦN CON CỐ GẮNG LÀ SẼ THI TỐT

Điểm số cũng quan trọng nhưng không phải là tiêu chí đánh giá duy nhất. Khi tình hình học tập của con phản ảnh tốt qua điểm số, cha mẹ nên khen ngợi, có vũ trẻ. Bên cạnh đó, cũng nên quan tâm đến trạng thái tâm lý, thói quen học tập của trẻ. Đặc biệt, khi thành tích học tập của trẻ không được tốt, cha mẹ nên cổ vũ và ủng hộ trẻ nhiều hơn.

Khi trẻ thi không tốt, thành tích không lý tưởng, cha mẹ nên làm thế nào? Dưới đây là một số gợi ý:

THỬ NHẤT: Tán thưởng

Cho dù con bạn có vài món thịt không đạt, bạn cũng không được tức giận, nên kịp thời phát hiện ra một vài kết quả đáng được tán thưởng của con, cổ vũ và động viên trẻ. Bên cạnh đó, cũng nên chỉ ra những điểm chưa được của trẻ. Làm như vậy có thể tránh được việc làm trẻ mất tự tin, đồng thời cổ vũ sự nhiệt tình của trẻ trong học tập.

THỨ HAI: Tìm hiểu nguyên nhân

Cha mẹ nên cùng con tìm hiểu nguyên nhân khiến cho thành tích không được tốt. Cha mẹ có thể đưa ra một vài câu hỏi với trẻ. Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân, cha mẹ nên dùng thái độ hòa nhã để trẻ dám nói ra sự thật. Bên cạnh đó, cha mẹ tuyệt đối không nổi giận, không la mắng trẻ.

THỨ BA: Giải thích hợp lí

Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân, cha mẹ không nên chấp nhận câu trả lời “Con không biết của trẻ, mà nên yêu cầu và đưa ra câu trả lời hợp lý. Lời giải thích hợp lí sẽ chỉ ra được nguyên nhân khiến trẻ bị thành tích kém. Đương nhiên, trong đó à có mặt tiêu cực và tích cực. Chẳng hạn, bài tập quá khó, vượt ngoài khả năng là tích cực; còn lười biếng hoặc không tập trung nghe giảng… là tiêu cực. Sau khi trẻ đưa ra lời giải thích hợp lí, cha mẹ nên căn cứ vào nguyên nhân này để tìm ra phương pháp cải thiện tình hình học tập của trẻ cho đúng đắn.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *