CHA MẸ THƯỜNG NÓI: ĐỪNG LÀM PHIỀN MẸ, RA KỂ CHO CHA NGHE ĐI!

Thế giới rất rộng lớn, còn trường học thì rất nhỏ, thế giới trong sách vở lại càng nhỏ hơn, mà các em học sinh sau này sẽ phải đối mặt với một thế giới rộng lớn. Trong giai đoạn là học sinh, trẻ sẽ bắt đầu độc lập tư duy, mở rộng tầm mắt, hình thành nên thói quen đọc sách… những điều này có ảnh hưởng tích cực đến công việc trong tương lai của trẻ. Đọc sách tham khảo là một con đường quan trọng để trẻ bồi dưỡng khả năng đọc sách của mình.

KỂ CHO MẸ NGHE CÂU CHUYỆN TRONG SÁCH ĐI, MẸ RẤT MUỐN NGHE ĐẤY!

VÍ DỤ THỰC TẾ

Vũ là một cậu bé thông minh, từ nhỏ đã biết ngâm thơ, kể chuyện, lúc học lớp năm còn viết được rất nhiều tác phẩm văn học, cuối cùng, cậu thi đỗ vào khoa Văn của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 

Thành tích đáng tự hào mà Vũ có được là nhờ công lao rất lớn từ sự giáo dục của mẹ.

Nghe mẹ kế, lúc nhỏ Vũ là một đứa trẻ rất hiếu kì, ngày nào cũng quần lầy mẹ hỏi hết cái này đến cái kia, nhiều lúc hỏi những câu khiến mẹ cũng không trả lời được. Về sau, mẹ mua cho Vũ cuốn sách “Bách khoa toàn thư cho trẻ”, cuốn sách này đã giúp Vũ giải đáp rất nhiều câu hỏi khó. Dần dần, các thắc mắc của Vũ bắt đầu ít đi, chỉ cần có gì không hiểu là cậu lại chủ động tìm kiếm trong sách. Mẹ vui mừng lắm. Về sau, mẹ còn lên kế hoạch bồi dưỡng khả năng quan sát, miêu tả, biểu đạt cho con trai. Mẹ Vũ đã mua rất nhiều sách tham khảo cho trẻ em, trong đó đa phần là những cuốn truyện có kèm theo tranh vẽ. Sách để ở nhà, cứ có thời gian là Vũ lại giở ra đọc. Vì muốn tăng cường khả năng ghi nhớ cho con nên cứ cách một thời gian mẹ lại nói với Vũ: “Kế cho mẹ nghe những câu chuyện trong sách đi, mẹ thích nghe lắm!”. Vũ nghe thấy mẹ nói vậy, lần nào cũng vui vẻ kể cho mẹ nghe những câu chuyện mà mình đã đọc được trong sách. Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác, Vũ dần dần trưởng thành, cậu không chỉ học kiến thức trong sách vở mà còn tận dụng thời gian để đọc rất nhiều sách tham khảo, làm giàu thêm vốn kiến thức và mở rộng tầm mắt cho bản thân.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Hiện nay, có rất nhiều bậc phụ huynh chỉ cho con đọc sách trong chương trình học mà không cho đọc thêm các loại sách bên ngoài chương trình, nhiều bậc phụ huynh còn đánh mắng con cái vì dám đọc những loại sách này. Các bậc phụ huynh đều nghĩ rằng, con cái dành quá nhiều thời gian cho việc đọc những loại sách tham khảo sẽ ảnh hưởng đến việc học hành, kết quả học tập sẽ giảm sút.

KỂ CHO MẸ NGHE CÂU CHUYỆN TRONG SÁCH ĐI, MẸ RẤT MUỐN NGHE ĐẤY! 

Thực ra, sách tham khảo cũng cần thiết chẳng kém gì sách giáo khoa. Đương nhiên, sách giáo khoa là con đường chủ yếu dự trẻ thu nhận kiến thức, nhưng con đường chủ yếu không phải là con đường duy nhất, sách giáo khoa không thể toàn diện, không thể dể cập đến hết mọi mặt kiến thức được. Vì vậy, trẻ cần phải được bổ sung những kiến thức bên ngoài bằng các con đường khác, mà sách tham khảo chính là trợ thủ đắc lực nhất. Một đứa trẻ chi đọc sách giáo khoa mà không đọc sách tham khảo chắc chắn kiến thức sẽ rất hạn hẹp, giống như việc chỉ ăn cơm mà không ăn các loại thức ăn khác, dinh dưỡng không được đầy đủ, đương nhiên gây ra suy dinh dưỡng.

Không thể phủ nhận việc các bậc phụ huynh không cho con đọc sách tham khảo là vì muốn tốt cho con, họ lo lắng đọc những sách đó có thể gây ảnh hưởng đến việc học hành của con. Nhưng một đứa trẻ mười hai, mười ba tuổi đang ở trong giai đoạn đột phá phát triển trí tuệ, chúng rất tò mò và có nhu cầu tìm hiểu kiến thức rất mãnh liệt. Nếu như cha mẹ ngăn cản, kìm kẹp, không những không nâng cao được ý thức học tập mà trái lại, còn làm mất đi cơ hội học tập của chúng. Sách tham khảo là một thế giới phong phú, bối dưỡng nên hứng thú học tập của trẻ. Tuy nhiên, đối với các em học sinh cấp một, cấp hai, do chưa trưởng thành nên khả năng phân biệt còn hạn chế, chưa hình thành nên thói quen đọc sách đúng đắn. Cần phải có cha mẹ hướng dẫn, tạo nền tảng để trẻ hình thành thói quen đọc sách đúng đắn. Cha mẹ có thể tham khảo một vài cách sau: 

THỨ NHẤT: Lựa chọn sách đọc thêm dựa trên đặc điểm của trẻ

Cách tốt nhất là cha mẹ và con cái cùng bàn bạc, lựa chọn cách vở, lựa chọn những loại phù hợp để kích thích hứng thú học tập của trẻ. Ví dụ: có thể chọn các cuốn sách kể chuyện về các danh nhân để trẻ noi theo…

THỨ HAI: Tôn trọng hứng thú đọc sách của trẻ

Mặc dù cha mẹ cần tôn trọng hứng thú đọc sách của trẻ, nhưng không nên hoàn toàn nghe theo ý thích của chúng, bởi vì khả năng phán đoán và kiểm soát bản thân của trẻ còn hạn chế. Thông thường, trẻ sẽ lựa chọn những cuốn sách mà mình thích đọc, cha mẹ có thể tôn trọng lựa chọn dó, miễn là không phải những loại sách bạo lực, đồi trụy, kinh dị…

THỨ BA: Quy định thời gian đọc sách tham khảo của trẻ

Cha mẹ có thể đưa ra kế hoạch hoặc thời gian cụ thể để trẻ đọc sách bên ngoài. Sau khi trẻ hoàn thành bài tập, cho phép và cổ vũ trẻ đọc sách tham khảo. Ví dụ, quy định với trẻ rằng sau khi tan học, trong thời gian nghỉ ngơi có thể đọc thêm sách tham khảo, nhưng đến giờ học bài nhất định không được đọc sách đó nữa; cũng có thể cân nhắc xem lượng bài tập mà trẻ phải hoàn thành trong ngày hôm ấy nhiều hay ít để tăng hoặc giảm thời gian đọc sách tham khảo. Chỉ cần trẻ phân chia thời gian hợp lý, việc đọc sách tham khảo sẽ không ảnh hưởng đến chuyện bài vở, ngược lại còn có thể mở mang thêm tầm hiểu biết cho trẻ.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *