CHA MẸ THƯỜNG NÓI: HỌC TẬP LÀ CHO MÌNH, SAO CON KHÔNG CHỊU CỐ GẮNG NHỈ?

Nếu như con bạn thiếu thói quen chủ động trong học tập, bạn nên xem xét lại phương pháp giáo dục của mình. Thường ngày, có thể bạn không có thời gian dạy con học, hoặc không thể đọc sách cùng con, nhưng bạn không thể bỏ qua việc đào tạo khả năng chủ động học tập cho chúng.

VÍ DỤ THỰC TẾ 

Mẹ Vĩ bị cô giáo chủ nhiệm mời đến trường, vẫn là vấn đề cũ: việc học tập của Vĩ. Kỳ thực, lúc mới lên tiểu học, thành tích học tập của Vĩ cũng không tồi, thường xuyên được mang giấy khen về nhà. Nhưng dần dần Vĩ đã thay đổi, làm bài tập lung tung cả, đặc biệt là năm lớp bốn, cậu còn thường xuyên bị cô giáo mời phụ huynh đến gặp. Ban đầu, mẹ còn kiên nhẫn giành giải cho Vĩ, nhưng chỉ được vài ngày đầu, sau đầu lại vào đấy. Cuối cùng, mẹ đành dùng đến biện pháp này: 

Mẹ đặt một cái bàn nhỏ bên cạnh giường của Vĩ, trên góc bàn bên trái có dán rất nhiều tờ giấy ghi: “Con à, con phải tin nhất định mình sẽ làm được”, chỉ cần ngẩng đầu lên là Vĩ nhìn thấy. Thế là mỗi lần Vĩ không muốn làm bài tập, ngẩng đầu lên nhìn thấy dòng chữ ấy là cậu lại cố gắng làm cho xong.

Thỉnh thoảng, mẹ lại đến trước mặt con trai nói: “Con à, me tin chắc chắn con sẽ làm tốt bài tập. Con là một đứa trẻ ngoan, không cần mẹ phải lo lắng!”.

Dưới sự cổ vũ âm thầm của mẹ, Vĩ đã hình thành thói quen chủ động trong chuyện học hành.

Để bồi dưỡng khả năng học tập cho con, cha mẹ Vĩ thường xuyên cùng ngồi thảo luận bài khó với con trai, cùng chia sẻ những niềm vui trong học tập. Cứ như thế, trong gia đình, Vĩ trở thành nhân vật chính trong chuyện học tập, cha mẹ trở thành bạn học, bạn tri kỷ, trở thành cột trụ tinh thần vững chãi cho Vĩ.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Thói quen tự chủ trong học tập không chỉ có lợi cho trẻ mà còn có thể giảm nhẹ gánh nặng cho cha mẹ, do vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý bồi dưỡng thói quen tự chủ trong học tập cho con:

THỨ NHẤT: Khi trẻ làm bài tập, cha mẹ hạn chế tối đa làm phiền trẻ, càng không nên đứng bên cạnh nhìn, mắng mỏ trẻ làm chưa đúng 

Nếu cha mẹ muốn biết trẻ làm bài tập như thế nào, có thể quan sát tinh thần và vở bài tập của trẻ. Nếu trẻ viết ngoáy, chứng tỏ trẻ không nghiêm túc làm bài, cha mẹ cần nhắc nhở. Ngoài ra, nếu trẻ không chuyên tâm làm bài tập, lúc làm cái này, một lúc lại chuyển sang làm cái kia, cha mẹ nhất định phải ngăn chặn, đóng thời nói với trẻ rằng: Khi làm bài tập phải chuyên tâm, những việc như gọt bút chì, bơm mực.. phải hoàn thành trước khi làm bài tập.

THỨ HAI: Tạo môi trường học tập, cùng học với trẻ

Ví dụ, cha mẹ yêu học tập, thường nói chuyện về tầm quan trọng của học tập, mua cho trẻ những cuốn sách có ích cho việc học… những việc này đều có ảnh hưởng đến nhiệt tình học tập của trẻ, từ đó hình thành thói quen tốt cho việc chủ động trong học tập.

THỨ BA: Trong quá trình bồi dưỡng thói quen chủ động học tập, cha mẹ còn nên dạy trẻ khi gặp vấn đề mình không biết thì phải hỏi ngay

Khi trẻ gặp phải vấn để không hiểu, cha mẹ không nên trách mắng trẻ mà nên kiên nhẫn giảng giải, phân tích nguyên nhân, sau đó tích cực hướng dẫn, gợi ý, giúp trẻ suy nghĩ giải quyết vấn đề. Tuyệt đối không được nôn nóng, bỏ mặc trẻ tự tìm hiểu. Đồng thời, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ hình thành thói quen: có vấn đề gì không biết là phải hỏi ngay, ghi chép lại những vấn đề còn thắc mắc lại để tiện hỏi giáo viên hoặc bạn học…

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *