CHA MẸ THƯỜNG NÓI: CON À, THẾ NÀY VẤT VẢ LẮM, CON KHÔNG CHỊU NỔI ĐẦU, CHÚNG TA BỎ CUỘC THÔI!
Phần lớn những đứa trẻ tự ti thường hay cô độc, hướng nội, không hòa đồng với đám đông, ít chơi với các bạn xung quanh. Bởi vì thiếu đi sự giao lưu, nên tâm lí trẻ dễ phát triển theo hướng lệch lạc. Hãy để trẻ tiếp xúc nhiều với những người xung quanh, kết giao bạn bè, cảm nhận niềm vui, nỗi buồn của người khác.. từ đó làm phong phú thêm kinh nghiệm sống của bản thân, tăng cường lòng dũng cảm, vượt ra khỏi vực sâu của sự tự ti… Thông qua giao lưu tăng cường tình bạn, tình cảm… bản thân trẻ sẽ trở nên cởi mở, tự tin hơn…
VÍ DỤ THỰC TẾ
Indira là mẹ của thủ tướng Rajiv, cũng là nữ thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Cha của Indira cũng từng là thủ tướng của Ấn Độ. Có thể bởi vì công việc của cha quá bận rộn nên tuổi thơ của Indira chi toàn là sự cô độc và bất an. Vì vậy, sau khi có con, bà đã quyết tâm sẽ dành đủ thời gian để ở bên cạnh, chăm sóc và yêu thương con.
Sau khi Indira trở thành thủ tướng, dù bận đến đâu, bà vẫn bớt chút thời gian chơi đùa cùng hai con trai. Rajiv lúc nhỏ tính tình hướng nội, ít nói, rất rụt rè. Lúc Rajiv được ba tuổi, cả nhà Indira chuyển sang nơi ở mới. Điều này đáng ra phải vui mừng, nhưng Rajiv lại cảm thấy không thể thích nghi được với nơi ở mới, cậu khóc lóc ầm ĩ, tỏ ý muốn chống lại môi trường xa lạ này. Indira dẫn Rajiv ra một bể phun nước ở vườn hoa, dùng mọi sự vật ở trong vườn hoa để thu hút sự chú ý của cậu bé, giúp cậu quên đi những bực dọc và dần thích nghi với nơi ở mới.
Rajiv lớn dần, Indira luôn hy vọng con trai có thể kiên cường, và bà cũng luôn giáo dục con mình như vậy. Năm Rajiv được 12 tuổi, cậu bé bị bệnh và cần phải phẫu thuật. Bác sĩ của Rajiv lo cậu bé sẽ cảm thấy sợ hãi, nên đã giả vờ an ủi cậu rằng cuộc phẫu thuật rất đơn giản, không hề đau đớn. Indira lại cho rằng Rajiv đã 12 tuổi rồi, đã hiểu chuyện, bà nói thẳng với con trai: “Con à, con sẽ trải qua một cuộc phẫu thuật hết sức đau đớn, nỗi đau sẽ kéo dài trong vài ngày sau phẫu thuật, cũng không ai có thể đau đớn thay con, con phải chuẩn bị sẵn sàng về tâm lí, phải kiên cường đối mặt. Là một người đàn ông, khi đối mặt với khó khăn và đau khổ, không nên khóc lóc hay than vãn, vì điều đó không có lợi cho bản thân, thậm chí còn khiến con càng đau khổ hơn. Con có muốn chấp nhận cuộc phẫu thuật để hồi phục sức khỏe như ban đầu không?”.
Rajiv nghe mẹ nói vậy liền gật đầu, dũng cảm vượt qua cuộc phẫu thuật này, không hề khóc, cũng không hề than thở, kiên cường chấp nhận mọi nỗi đau đớn.
Chính vì chuyện nhỏ này mà Rajiv đã hiểu ra, đối với bất cứ nỗi đau nào, dũng cảm chịu đựng là phương pháp duy nhất, khóc lóc hay oán thán không thể làm giảm bớt nỗi đau. Cậu dần trở nên kiên cường. Sau khi Indira bị mưu sát, Rajiv đã phải chịu đựng nổi đau vô cùng to lớn về tinh thần, nhưng vẫn cố gắng vượt qua, dũng cảm đứng ra, lấy lợi ích của quốc gia làm trọng, quyết đoán dập tắt cuộc phản loạn, ổn định tình hình trong nước, giành được sự tin tưởng của nhân dân. Ngày 31 tháng 12 năm 1984, Raj đã trở thành thủ tướng của Ấn Độ.
LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA
Rất nhiều phụ huynh cho rằng, mọi lỗi lầm của trẻ con đều có thể tha thứ, thế nên luôn thuận theo ý muốn của trẻ, bỏ qua những khuyết điểm của chúng, thay trẻ làm hết mọi việc… Thực ra, sự bảo vệ quá mức này khiến trẻ nảy sinh tâm lí dựa dẫm thái quá.
Là bậc cha mẹ mẫu mực nên bảo vệ và quan tâm con cái nhưng tuyệt đối không được nuông chiều và dung túng trẻ, không được để trẻ này sinh cảm giác phụ thuộc. Những đứa trẻ quá phụ thuộc vào cha mẹ thường không có tính kiên cường sau khi trưởng thành, bước vào xã hội thường dễ dàng gục ngã trước những khó khăn hay trắc trở trước mắt. Vì vậy, cha mẹ cần ý thức được rằng, ý chí kiên cường vô cùng quan trọng với sự trưởng thành của trẻ.
Để bồi dưỡng ý chí kiên cường cho trẻ, cha mẹ cần chú những điểm sau:
THỨ NHẤT: Tạo cho trẻ nhiều cơ hội thử nghiệm Cha mẹ cần cố gắng hết sức để trẻ có cơ hội hoạt động độc lập, khi trẻ gặp phải khó khăn, trở ngại thử để trẻ tự giải quyết
Khi trẻ đạt được mục tiêu, trẻ sẽ cảm thấy hài lòng với những gì mình khó khăn mới đạt được, vì điều này mà cảm thấy hãnh diện, từ đó tăng cường dũng cảm đối mặt với khó khăn và có quyết tâm không bỏ cuộc khi chưa đạt được mục tiêu.
THỨ HAI: Để trẻ tiếp xúc với bạn bè, rèn luyện bản thân
Các nhà tâm lí đã chỉ ra rằng, tính cách của trẻ được biểu hiện rất rõ ràng trong trò chơi và cuộc sống hằng ngày, đây cũng là con đường ngắn nhất để uốn nắn tính cách cho trẻ. Bắt chước là một đặc điểm nổi bật của trẻ con, cha mẹ nên để những đứa trẻ nhút nhát chơi với những đứa trẻ mạnh dạn, để trẻ chơi những trò chơi mà bình thường trẻ không dám chơi.
THỨ BA: Tôn trọng con, không bóc mẽ con trước mặt nhiều người Thông thường, những đứa trẻ yếu đuối luôn có tính cách hướng nội, tình cảm tương đối bi lụy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý bảo vệ sự tự tôn của trẻ, nếu cố tình bóc mẽ trẻ trước mặt đám đông vô tình đã đánh vào điểm yếu và làm trẻ bị tổn thương.
THỨ TƯ: Để trẻ mạnh dạn nói rằng: “Phải làm được việc này. Trước tiên, cha mẹ không nên đánh mắng, ép trẻ phải nói. Thứ hai, có thể rủ một số trẻ cùng lứa tuổi với con mình cùng chơi. Lúc này, cha mẹ có thể đứng ở ngoài hướng dẫn hoặc tránh đi nơi khác để trẻ có không gian tự do phát huy khả năng. Nếu điều kiện cho phép, cha mẹ có thể thường xuyên dẫn bé đi dã ngoại, cổ vũ trẻ thoải mái hoạt động.