CHA MẸ THƯỜNG NÓI: ĐỂ MẸ GIÚP CON!
Khi bạn nhìn thấy đứa con hai tuổi vụng về bón thia cháo lên tận mũi, chắc chắn bạn sẽ không nén được lòng mình và liền chạy đến bón cho con ăn. Khi bạn nhìn thấy đứa con 4 tuổi hì hục toát mồ hôi hột mà không xếp xong tòa lâu đài bằng gỗ, bạn lại chạy đến giúp con… Khi bạn biết con mình bị đứa trẻ khác bắt nạt, bạn lại lập tức lao đến bảo vệ cho con… Nhưng bạn có biết không? Những hành động đó của bạn chính là đang cướp đi cơ hội để trẻ tự giải quyết vấn đề đấy! Cha mẹ nên để trẻ nhận thức được khả năng của mình, để chúng thấy được chúng có thể làm gì, chúng không cần giúp đỡ, có thể tự giải quyết vấn đề. Lúc đó bạn sẽ nhận ra rằng, con mình hoàn toàn có thể đối phó được với những vấn để chúng gặp phải, chúng có thể tự giải quyết tốt vấn đề.
VÍ DỤ THỰC TẾ
Hân năm nay vào lớp một, ngày đầu tiên đi học con đã bị bạn đánh ba lần. Mẹ Hân cũng là giáo viên ở trường tiểu học ấy, mỗi lần bị đánh, Hân đều chạy vào văn phòng mẹ khóc lóc. Mẹ nhìn con gái khóc lóc, trong lòng không khỏi xót xa, nhưng vì muốn con gái tự giải quyết vấn đề nên mẹ nói: “Mặc dù mẹ và con ở cùng một trường, nhưng mẹ không thể ra mặt giúp con được, bởi vì mẹ và con không thể nào ở mãi cùng một trường, con phải tự mình giải quyết vấn đề này, con có thể nói với cô giáo hoặc tránh xa bạn ấy ra, hoặc ngăn chặn bạn a… nói chung là con phải nghĩ cách để bạn ấy không đánh con nữa!”. Vài ngày sau đó, mẹ nhìn thấy trên áo Hân toàn là vết mực do bị bạn học vấy vào, mẹ vẫn cố gắng không can thiệp. Một hôm, Hân không chịu được nữa, đã lấy hết dũng cảm mách với cô giáo, Lúc Hân vui vẻ kể cho mẹ nghe chuyện cô giáo đã cành cáo và phạt các bạn đó như thế nào, mẹ cảm thấy mừng thầm vì con mình đã tự giải quyết được vấn đề. Mẹ ôm Hân vào lòng: “Mẹ đã tin con nhất định sẽ giải quyết được vấn để mà!”.
Kể từ đó về sau, Hân bắt đầu hình thành thói quen tự giải quyết vấn đề của mình.
LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA
Để trẻ tự giải quyết vấn đề của mình sẽ khiến trẻ trở nên tích cực hơn. Do vậy, cha mẹ không nên sốt sắng giúp đỡ con giải quyết mỗi khi xảy ra vấn đề gì đó. Cha mẹ nên cổ vũ trẻ, để trẻ hiểu rõ xảy ra vấn đề gì thì phải tự mình giải quyết. Như vậy, mỗi khi gặp phải chuyện tương tự sau này, trẻ sẽ không đến nhờ cha mẹ giúp đỡ nữa, ngược lại sẽ chủ động tìm cách giải quyết Cứ như vậy, dần dần trẻ sẽ cảm thấy hứng thú với việc tự giải quyết vấn đề và kiên trì đến cùng.
Trong quá trình tự giải quyết vấn đề, có thể thúc đẩy sự phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy, vận động, quan hệ xã hội… cho trẻ. Bên cạnh đó, còn có thể tăng cường sự tự tin, thông qua sự rèn luyện và giao lưu để thúc đẩy sự phát triển về mặt xã hội ở trẻ. Sớm muộn gì trẻ cũng phải tự đối mặt với những vấn đề của bản thân, đối mặt với cuộc đời, nếu không có khả năng thích ứng cao, không biết tư duy, không có dũng khí làm… thì trẻ không thể tiến bộ và thành công, sẽ bị xã hội đào thải. Hơn nữa, có rất nhiều vấn đề mà cha mẹ không thể làm thay con cái được.
Do vậy, để nghị tất cả bậc cha mẹ nên tin tưởng con cái, tin rằng chúng có thể tự tìm ra cách giải quyết vấn đề của mình. Ai cũng có quyền được quyết định cuộc sống của mình, nếu cha mẹ thật sự lo lắng cho trẻ, nên để trẻ có khoảng không gian riêng của minh, dừng can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của chúng, để trẻ có thể tự suy nghĩ, hưởng thụ, xây dựng nên thế giới của mình. Những trẻ không có cơ hội tư duy và thực tiễn thì không bao giờ có thể trưởng thành.
Nếu cha mẹ muốn con có thể tự giải quyết vấn đề của mình cán chú ý đến các mặt sau:
THỨ NHẤT: Dạy cho trẻ ngôn ngữ để giải quyết vấn đề Với trẻ từ 4 tuổi trở lên, có thể dạy chúng một số từ cơ bản như: Đúng/sai; và/hoặc; có một chút/toàn bộ; trước/sau; hiện tại/ sau này; giống nhau/không giống nhau… những từ này sẽ có ích rất nhiều cho trẻ. Chẳng hạn, một bà mẹ nói chuyện với con gái như sau:
Mẹ: Con định tập đàn trước hay sau khi ăn cơm?
Con gái: Trước khi ăn cơm ạ.
Mẹ: Ở, thế thì tốt!
Từ “trước” và “sau” ở đây đã tạo ra hai sự lựa chọn cho trẻ để trẻ tự suy nghĩ, tự lựa chọn, tự quyết định. Vận dụng những từ này càng nhiều thì khả năng xử lí tình huống của trẻ càng cao, kĩ năng giải quyết vấn đề càng nhanh nhạy.
THỨ HAI: Huấn luyện khả năng tư duy giải quyết vấn đề cho trẻ Một bà mẹ đã hỏi con trai của mình rằng: Ném một quả trứng gà từ tầng ba xuống, làm thế nào để trứng không bị vỡ? Câu hỏi này không quá khó, câu trả lời cũng không cố định, Mục đích của người mẹ khi đưa ra câu hỏi này là kích thích tư duy giải quyết vấn đề của trẻ. Mỗi người mẹ đều có thể mô phỏng cách này, thường xuyên đặt ra những câu hỏi như thế để khơi gợi suy nghĩ của trẻ. Ví dụ: Bạn Nam rất thích nhảy nhưng vì béo nên không được chọn, bạn ấy phải làm sao? Bạn Dương bị bạn khác bắt nạt nên sợ đi học, phải làm thế nào?… Cổ vũ trẻ đưa ra ý kiến của mình, cho dù ý kiến ấy có ngốc nghếch đến đâu, cha mẹ cũng không nên cười nhạo bé. Sau đó, cùng trẻ thảo luận về một số ý kiến. Có thể để trẻ cùng thảo luận với bạn bè, chọn ra một ý hay nhất. Nếu lặp đi lặp lại kiểu huấn luyện này, khi phải đối mặt với vấn đề, trẻ sẽ cố gắng tìm ra cách giải quyết, từ đó sẽ trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn và sáng tạo hơn.
THỨ BA: Tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề
Nâng cao khả năng tự giải quyết vấn đề cho trẻ không chỉ bằng lời nói là đủ. Một chuyên gia nghiên cứu tâm lý người Mỹ đã cho biết, trẻ có thể giải quyết vấn đề thành công hay không phụ thuộc phần nhiều vào kinh nghiệm mà chúng có chứ không phải sự thông minh của chúng. Cha mẹ có thể tạo ra những cơ hội cho trẻ phát huy sức sáng tạo của mình, bao gồm đặt ra những thử thách để trẻ có cơ hội rèn luyện thường xuyên hơn và thu được nhiều kinh nghiệm hơn. Ví dụ: Bảo trẻ tự đi ra quầy sách báo mua báo, xem trẻ thể hiện như thế nào; cố ý đến đón trẻ muộn một chút xem trẻ làm thế nào? Có một phụ huynh đã làm điều này rất tốt. Người cha này giao cho con trai việc “liên hệ của gia đình: gọi điện cho cửa hàng gas, gọi điện cho cửa hàng ăn, liên hệ với bên chuyển phát nhanh, tìm người sửa đường cống… Bạn đừng coi thường việc gọi điện thoại liên hệ như thế này. Qua những việc như thế, trẻ không những rèn luyện được khả năng giao tiếp với mọi người mà còn tăng cường khả năng ứng phó với các tình huống phức tạp.