CHA MẸ THƯỜNG NÓI: BỘ DẠNG CON THẾ NÀY THÌ LÀM GÌ CÓ AI THÍCH CHỨ! 

Một nhà triết học Hy Lạp cổ đại từng nói: “Con người là động vật xã hội, do vậy con người không thể tồn tại độc lập với xã hội. Mỗi người bắt buộc phải có sự giao lưu với những người xung quanh, mới có thể hoàn thành quá trình xã hội hóa, khiến cho bản thân mình dấn trưởng thành”.

Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều trẻ có tính cách cô lập, thường ngày không chịu chơi với mọi người, thường thích ngồi một mình, chơi một mình. Đặc biệt là những đứa trẻ con một, do cha mẹ quá nuông chiều sinh hư nên rất tùy tiện, bướng bỉnh, chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến người khác. Một đứa trẻ như thế sau khi trưởng thành khó mà hợp tác, hòa đồng và thích nghi với xã hội.

Đối mặt với tình trạng này của con cái, cha mẹ cần dang rộng cánh tay, nói với trẻ rằng, con nhất định sẽ trở thành người mà mọi người yêu quý, giúp trẻ hòa nhập vào cuộc sống tập thể.

BỘ DẠNG CON THẾ NÀY THÌ LÀM GÌ CÓ AI THÍCH CHỨ! 

VÍ DỤ THỰC TẾ

Vì bận công việc nên lúc Trang 3 tuổi, cha mẹ đã gửi cô bé về nhà ông bà nội ở ngoại ô. Mãi đến lúc Trang đi học tiểu học, cha mẹ mới đón cô bé về. Nhưng sau khi về ở với cha mẹ, Trang thường không vui vẻ như cha mẹ chờ đợi, cô bé thường nhốt mình trong phòng suốt cả ngày, không chịu ra ngoài chơi với bạn bè, không bao giờ chủ động nói chuyện với cha mẹ, cũng không hay cười như lũ trẻ cùng trang lứa. Ban đầu, cha mẹ tưởng rằng cô bé mới về nhà nên còn lạ lẫm với mọi thứ xung quanh. Nhưng đã một năm qua đi mà Trang vẫn không trở nên cởi mở hơn, ngược lại tính tình còn ngày càng cô độc. Ngày nào cũng thui thủi một mình, giống hệt một con chim nhạn lạc đàn, cô độc và đáng thương.

Cha mẹ Trang muốn giúp con gái nhanh chóng thoát ra khỏi sự cô lập nên đã vắt óc suy nghĩ tìm mọi cách nhưng mọi chuyện vẫn không khá hơn. Bống nhiên có một chuyện bất ngờ khiến Trang tự động mở cánh cửa trái tim đã đóng kín từ lâu, trở thành một cô bé cởi mở, vui vẻ và nhiệt tình.

Một lần, mẹ đưa Trang tới dự sinh nhật của một bạn đồng nghiệp. Đến bữa tiệc, cô Vân – đồng nghiệp của mẹ em tiến đến chào hỏi: “Đây là con gái chị à? Xinh gái thật, nhìn cũng biết là con bé rất ngoan ngoãn và hiểu chuyện!”.

Bé Trang chưa bao giờ được nhận những lời khen ngợi như thế, nghe cô Vân nói xong, khuôn mặt bầu bĩnh của cô bé bỗng nở nụ cười tươi tắn. Sau đó cô Vân lại hỏi Trang: “Cháu tên là gì?”.

Trang đáp: “Cháu tên là Thu Trang ạ!”.

Cô Vân liên chỉ tay vào đám trẻ con đang chơi đùa ở đẳng kia nói: “Cháu nhìn đi, bên đó các bạn đang chơi rất vui đầy! Cô biết cháu rất hiểu chuyện! Cô có chuyện này cần nói với mẹ cháu, cháu qua bên kia chơi đùa với các bạn có được không? Chắc chắn cháu sẽ trở thành người được mọi người yêu quý đầy”.

Bé Trang nghe xong liền đồng ý luôn. Mới đầu chơi với các bạn, Trang còn tỏ vẻ e ngại, nhưng dưới sự lôi kéo của đám trẻ con, chẳng bao lâu sau, cô bé đã bắt đầu cười nói vui vẻ.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Trẻ con vốn ngây thơ, vô lo vô nghĩ, tại sao lại cảm thấy có độc chứ?

Thực ra, cho dù là người lớn hay trẻ con cũng đều cần có người thân, bạn bè, để nói chuyện và giao lưu với họ, khi gặp khó khăn ai cũng cần sự quan tâm, an ủi và động viên từ những người xung quanh.

Trẻ cảm thấy cô độc thường là do gặp khó khăn trong chuyện giao lưu với người khác. Bé Trang trong câu chuyện trên là một ví dụ điển hình. Bởi vì lúc còn bé không được ở với cha mẹ, thế nên cô bé nảy sinh cảm giác xa lạ, có khoảng cách với cha mẹ. Trong thời gian ở với ông bà nội, có thể Trang đã cảm thấy cô độc, trở nên xa cách với đám đông rồi. Hơn nữa, cô bé phát hiện ra mình không có cha mẹ ở bên cạnh như các bạn nhỏ khác, bản thân mình thật đáng thương. Nhưng khi cha mẹ, mọi thứ trở nên quá xa lạ, không có ai thân quen, không quay về bên có bạn bè thân thiết chơi với cô bé, tất cả những điều này khiến cho cô bé cảm thấy sợ hãi và cô độc. 

ĐỨA TRẺ MÀ MỌI NGƯỜI ĐỀU THÍCH!

Cha mẹ muốn giúp con sửa tính cô độc này có thể lựa chọn các phương pháp sau:

THỨ NHẤT: Tạo không khí gia đình đầm ấm

Các thành viên trong gia đình phải hòa thuận với nhau, cùng tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Trẻ được sống trong môi trường ấm cúng, hòa thuận của gia đình mới có thể phát triển lành mạnh. Cha mẹ cần tích cực cải thiện mối quan hệ với trẻ, quan tâm đến cuộc sống, sức khỏe và chuyện học tập của trẻ. Hằng ngày có thể chơi điện tử, đi bộ, nói chuyện với trẻ để trẻ dần bước ra khỏi thế giới cô độc của mình thông qua việc giao lưu với cha mẹ hằng ngày.

THỨ HAI: Mở rộng không gian sống của trẻ

Hiện nay, do một số nguyên nhân về điều kiện ăn ở, kết cấu gia đình, cha mẹ thường nhốt con cái ở trong nhà, lâu dần, trẻ sẽ trở nên cô độc. Cha mẹ nên để trẻ bước ra khỏi thế giới “cái tôi” của mình, để trẻ nô đùa với bạn bè ở xung quanh. Cha mẹ cũng cần phải tận dụng những kỳ nghỉ lễ, thời gian rảnh rỗi để dắt trẻ đi công viên, vườn thú… những nơi công cộng, đi thăm họ hàng… để giảm bớt cảm giác xa lạ của trẻ với mọi người và môi trường xung quanh, tăng cường hứng thú giao lưu, hình thành tính cách hoạt bát, cởi mở, vui vẻ cho trẻ.

THỨ BA: Tăng cường thể chất

Tính cách cô độc có liên quan mật thiết đến thể chất yếu ớt của trẻ. Trẻ có thể chất yếu ớt thường thiếu tính kiên nhẫn và sức bền bỉ trong các hoạt động, như thế dễ bị các bạn cùng chơi khinh thường, cô lập. Những đứa trẻ ở trong tình trạng này thường tìm cách né tránh xã hội, né tránh giao tiếp với người lạ, tự tách mình ra để bảo vệ bản thân. Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên dẫn con ra ngoài xã hội, tham gia các hoạt động thể thao như chèo thuyền, đá bóng, leo núi, bơi lội, du ngoạn… một là để bồi dưỡng lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan và sức bền cho trẻ; hai là để tăng cường thể chất, giúp trẻ có dù sức đạt thành tích tốt trong các hoạt động tập thể.

THỨ TƯ: Xây dựng tấm gương cho trẻ

Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nếu cha mẹ là người khép kín, không giao lưu với thế giới bên ngoài thì con cái đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng theo. Do vậy, hãy là những người thầy dạy vỡ lòng cho trẻ. Cha mẹ hãy làm gương cho con trong cách ăn nói, hành động, giao tiếp hằng ngày…

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *