CHA MẸ THƯỜNG NÓI: CON LẠI PHÁ PHÁCH CÁI GÌ ĐÂY? MAU THU DỌN ĐI!

Cha mẹ nên cho phép trẻ tự do tìm hiểu và nghiên cứu, nếu bạn thường xuyên nói “không” hoặc “không được động vào, thì trẻ sẽ mất đi dũng khí và nhiệt tình tìm hiểu, thậm chí trẻ còn nghĩ tò mò là một điều không tốt. Trái lại, nếu thay đổi không khí gia đình, để trẻ tự do tìm hiểu, như vậy tinh thần sáng tạo của trẻ sẽ được phát huy tối đa.

CON LẠI PHÁ PHÁCH CÁI GÌ ĐÂY?

VÍ DỤ THỰC TẾ

Dương năm nay 12 tuổi, là học sinh lớp sáu. Cậu bé không bao giờ chủ động trong học hành, luôn phải có sự giám sát, đốc thúc của người khác. Thường ngày chơi đùa cùng bạn bè, cậu cũng là người đi theo sau các bạn khác. Cô giáo nhận xét về Dương là: “Không có hứng thú với mọi người, mọi việc, khá lạnh lùng, lúc được hỏi thì không bao giờ trả lời…”. Vì điều này mà cha mẹ Dương cảm thấy rất lo lắng, không biết nên làm thế nào để thay đổi con. 

Một hôm, mẹ Dương về nhà, mở cửa ra thì nghe thấy trong bếp có tiếng cốc vỡ. Mẹ vội vàng chạy vào bếp, nhìn thấy Dương đang cầm chổi, luống cuống thu dọn, trên nền nhà toàn là mành vỡ, nước lênh láng khắp sàn nhà, quả trứng gà vỡ tan nằm dưới đất Nhìn đống hỗn độn, mẹ liền hỏi: “Con đang làm gì thế? Đói rồi à?”. Nhìn thấy mẹ vào, Dương rụt rè nói: “Không ạ, con sợ bị mẹ mắng nên mới cuống quá làm vỡ…”.

Mẹ tỉ mỉ hỏi han, Dương mới thú nhận rằng, cậu vừa đọc một quyển sách có viết: Đổ đầy cốc nước, cầm một quả trứng gà cho vào trong cốc, sau đó cho một chút muối ăn vào trong cốc nước, dùng đũa quấy lên, ban đầu quả trứng sẽ chìm xuống đáy, nhưng sau đó sẽ từ từ nổi lên. Vì tò mò muốn xem sách viết có đúng không nên Dương đã làm theo. Nghe con nói xong, mẹ Dương cười xòa: “Mẹ hiểu rồi, hóa ra con đang làm thí nghiệm trứng gà nổi chứ gì? Suy nghĩ của con rất tuyệt, mẹ ủng hộ con! Giờ chúng ta làm lại một lần nữa nhé!”.

Nghe mẹ nói vậy, Dương vui lắm. Cùng với lượng muối cho vào tăng lên, quả trứng gà nổi dần lên mặt nước, Dương vui vẻ reo lên: “Nổi lên rồi, nổi lên rồi mẹ ơi!”. Mẹ liền dành cho Dương nghe nguyên lí sau khi cho muối vào nước, sức nổi sẽ tăng lên. Mẹ còn nói, khi cho bất cứ chất gì hòa tan vào nước đều khiến cho sức nổi tăng lên. Kể từ đó về sau, hai mẹ con Dương thường xuyên tự tay làm những cuộc thí nghiệm nhỏ như thế.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Cha mẹ thường cho rằng nhiệm vụ của con cái chỉ là học tập. Điều tồi tệ là: bạn đang tưởng con mình là một cái thùng rỗng, cho cái gì thì đựng cái nấy, trẻ là một tờ giấy trắng, vẽ cái gì thì hiện cái nấy. Vì vậy mà cha mẹ đã quên mất rằng trẻ là một cá thể có cá tính, có tư duy, có chủ kiến. 

CHA MẸ ỦNG HỘ CON

Edison chưa từng học trường đại học nào. Hói tiểu học, ông cũng chỉ được đi học trong ba tháng. Cô giáo của Edison cũng chính là mẹ của ông – Nancy. Nancy thấy Edison thực sự yêu thích vật lý, hóa học liền mua cho con một cuốn “Khoa học của Parker”, đó là cuốn sách nổi tiếng thời ấy, trong đó giảng giải rất nhiều về các thí nghiệm vật lý và hóa học, có lời tóm tắt ngắn gọn và hình ảnh minh họa tường tận. Edison càng đọc càng say sưa, tất cả những thí nghiệm có thể làm được, ông đều làm thử, làm cho đến khi thành công mới thôi.

Sự miệt mài, không quản ngại gian khổ của Edison đã giúp ông đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp, phát minh ra đèn điện, phát minh ra máy quay đĩa, máy chiếu phim… hoàn thành hơn 1.300 phát minh nổi tiếng khắp thế giới, khiến mọi người phải nể phục.

Cha mẹ nên cổ vũ và khen ngợi những suy nghĩ có tính sáng tạo của trẻ, cố gắng để trẻ cảm nhận niềm vui của sự thành công, nâng cao sự tự tin. Sự khích lệ của cha mẹ không chỉ giúp bồi dưỡng tinh thần sáng tạo mà còn có thể rèn luyện khả năng thực hành, tôi luyện tính nhẫn nại và khả năng đối mặt với khó khăn cho trẻ. 

Từ đó có thể thấy, bồi dưỡng tính sáng tạo cho trẻ là cực kì quan trọng, dưới đây là một vài lời khuyên dành cho cha mẹ.

THỨ NHẤT: Bảo vệ và khơi gợi sự hiếu kì của trẻ

Hiếu kì là một trong những đặc điểm ở trẻ, là động lực để tìm hiểu kiến thức kì bí. Trẻ càng tò mò thì sức tưởng tượng càng phong phú, tính sáng tạo càng cao. Trẻ con hiếu kì với rất nhiều sự vật, sự việc, chuyện gì cũng muốn tìm hiểu cho ra ngọn ngành: Tại sao đèn pin lại phát sáng? Tại sao con người lại dự báo được thời tiết? Vì muốn tìm hiểu cho rõ nên có thể trẻ sẽ tháo tung cái đèn pin ra, cha mẹ tuyệt đối đừng trách mắng hay ngăn cấm trẻ Thường ngày trẻ hay nghịch cái nọ, phá cái kia, thực chất chỉ là chúng đang tìm hiểu mà thôi. Tò mò là động lực của su tim hiểu. tính sáng tạo.

THỨ HAI: Để trẻ có tư duy sáng tạo

Cha mẹ khi dạy bảo trẻ nên khơi gợi hứng thú học hỏi và tìm hiểu cho trẻ. Cha mẹ phải buông tay để trẻ có thể làm những việc trong khả năng của chúng, cho trẻ cảm nhận sự tự do. Cho dù trẻ có làm sai cũng không nên mắng mỏ, để trẻ không cảm thấy sợ hãi sự thất bại, dũng cảm tiến lên phía trước.

THỨ BA: Thường xuyên giao lưu với con

Cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe những câu chuyện hay rồi cùng trẻ thảo luận về những tình tiết thú vị trong truyện. Não bộ của trẻ như một cái máy thu âm, nếu bạn chú ý dạy trẻ ngôn ngữ và tư duy, để trẻ lắng nghe câu chuyện, thảo luận về các tình tiết truyện… thì khả năng phân tích, tư duy và biểu đạt của trẻ sẽ tiến bộ rất nhanh.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *