CHA MẸ THƯỜNG NÓI: LÚC BẰNG TUỔI CON CHA (MẸ) ĐÃ CÓ THỂ TỰ LÀM HẾT RỒI, CON XEM, CON VÔ DỤNG THẾ ĐẤY!

Khi trẻ sống dưới sự bao bọc của cha mẹ, chúng sẽ trở nên dựa dẫm và ỷ lại. Sớm muộn gì cũng có ngày cha mẹ phải rời xa con cái. Cha mẹ có nghĩ đến cảm giác của con khi ngày đó đến không? Có thể chúng sẽ cảm thấy bàng hoàng, không nơi nương tựa… Bởi vậy, thà để trẻ “khổ trước sướng sau” còn hơn là để chúng phải hoang mang; cũng giống như việc ban đầu cho trẻ trải qua chông gai rồi buông tay để trẻ có thể vững bước trên con đường bằng phẳng về sau.

CON CÓ THỂ TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN

VÍ DỤ THỰC TẾ

Đồng năm nay 11 tuổi, từ nhỏ cậu đã được cha mẹ hết sức nuông chiều, bao bọc, không bao giờ phải vào làm bất cứ việc gì. Nhiệm vụ của cậu chỉ có học và học. Vì vậy mà đến giờ, Đồng vẫn không biết làm gì, cho dù mẹ có luôn miệng nhắc nhở, cậu cũng không bao giờ động tay vào làm. Quần áo của Đồng hằng ngày đều do mẹ giặt.

Một hôm, cha mẹ Đồng phải tăng ca. Trước khi đi, mẹ đã chuẩn bị một ít đồ ăn, đồng thời dặn Đồng đến trưa hâm nóng lên rồi ăn. Điều này quả là khó khăn với Đổng, nhưng cậu chẳng còn sự lựa chọn nào khác. Nửa ngày đã trôi qua, Đồng chuẩn bị đi hâm nóng đồ ăn mà mẹ chuẩn bị cho. Cậu chưa bao giờ nấu nướng, cứ nghĩ phải tự tay làm đồ ăn là cậu lại thấy sợ hãi. Vào bếp, Đồng mới phát hiện mình không biết bật bếp gas. Vật vã suốt cả tiếng đồng hồ, khó khăn lắm Đồng mới bật được bếp lên.

Sau một hồi luống cuống, cuối cùng Đồng cũng hâm nóng được thức ăn, cậu tiện tay tắt bếp gas, vui vẻ đi ăn cơm. Mới ăn được một nửa thì đột nhiên cậu phát hiện trong bếp có tiếng ào ào, vào xem mới hay vòi nước quên chưa khóa, cả căn bếp lênh láng nước. Đồng sợ quá khóc òa lên. Đúng lúc ấy thì có tiếng chuông cửa, Đồng vội ra mở cửa thì thấy mẹ về. Mẹ nhìn căn bếp đẩy nước, vội bảo Đồng đi lấy giẻ lau nhà. Hai mẹ con hì hục mất nửa tiếng đồng hồ mới lau sạch được nước ở bếp. Sau chuyện lần này, cha mẹ không còn chiều chuộng Đồng nữa, thường ngày không có việc gì, mẹ thường bảo Đồng làm một số việc nhà, đồng thời dạy cho cậu một số kiến thức cuộc sống đơn giản.

Ba tháng đã trôi qua, lần này cha mẹ Đồng lại phải tăng ca. Lúc cha mẹ hỏi Đồng có thể tự chăm sóc bản thân không, cậu cúi đầu không nói gì. Cha liền nói: “Con à, con cũng không còn nhỏ nữa, nên học cách tự chăm sóc bản thân. Cha mẹ không thể ở cạnh con cả đời, con phải học cách tự lo liệu việc của mình đi, con hiểu không?”.

“Nhưng mà… Nhưng mà… con hơi sợ!”, Đồng ấp úng.

“Có gì đáng sợ đâu, cha tin con có thể chăm sóc bản thân mình, thậm chí có thể làm rất tốt, con có tự tin thử một lần không?” cha cao giọng nói.

“Dạ được ạ, nhưng cha mẹ phải hứa với con một chuyện, buổi tối phải gọi điện cho con đẩy!”, Đồng ngẩng đầu nói.

 “Chuyện này đương nhiên không thành vấn đề, vậy nhé!”

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Tục ngữ có câu “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Đối với trẻ, yêu thương quá đáng chính là hại trẻ. Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình khôn lớn thành người, nhưng cha mẹ lại không bao giờ muốn con phải chịu đựng quá nhiều gian khổ, vất vả. Cũng giống như bé Đồng trong câu chuyện trên, 11 tuổi mà vẫn dựa dẫm vào cha mẹ, vừa mới rời cha mẹ ra một chút đã suýt nữa gây ra “hoa”. Kì thực, đây chính là kết quả của việc nuông chiều thái quá. Trong cuộc sống hiện nay, có không ít trường hợp như thế này.

CON CÓ THỂ TỰ CHĂM SÓC BẢN THÂN

Dưới đây là một vài lời khuyên cho cha mẹ: 

THỨ NHẤT: Bồi dưỡng ý thức lao động cho trẻ

Lao động là con đường ngắn nhất để bồi dưỡng tính tự lập và tính cạnh tranh cho con người. Nên để trẻ hiểu rằng, chỉ có lao động mới có thu hoạch, chỉ có nỗ lực mới có thành công. Thông qua lao động (ví dụ: trẻ 3 tuổi có thể tự đi giày, thắt dây giày, rửa mặt, rửa tay…), cộng thêm với sự giáo dục kịp thời sẽ khiến trẻ hình thành ý thức lao động ngay từ nhỏ.

THỨ HAI: Xây dựng niềm tin tất thắng cho trẻ

Một đặc điểm lớn của những nhân tài sáng tạo là sự tự tin. Điểm mấu chốt bối dưỡng nên ý thức cạnh tranh cho trẻ là ở việc đào tạo niềm tin tất thắng cho chúng. Trong lao động hằng ngày hoặc trong các trò chơi, nên để trẻ cảm nhận niềm vui của sự thành công. Đối với những nhược điểm của trẻ, cha mẹ không nên phê bình, càng không được cười nhạo, tuyệt đối không được để trẻ thất vọng về bản thân. Vì như thế, trẻ sẽ rất dễ dàng nảy sinh sự tự ti và tâm lí chống đối cha mẹ.

THỨ BA: Để trẻ tự quyết định

Tự quyết định là một phương diện quan trọng để đào tạo nên tính độc lập cho trẻ. Việc của trẻ nên để trẻ tự suy nghĩ, tự quyết định. Đặt đồ chơi ở đâu? Chơi với ai? Chơi cái gì? Những chuyện này là của trẻ, cha mẹ không cần phải can thiệp, nên để trẻ tự suy nghĩ, tìm cách và đưa ra quyết định. Cha mẹ có thể phân tích, hướng dẫn trẻ nhưng không được can thiệp, không nên làm thay hoặc quyết định thay.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *