CHA MẸ THƯỜNG NÓI: MẸ ĐÃ NÓI NHƯ VẬY THÌ CỨ LÀM THẾ ĐI, CON THÌ BIẾT CÁI GÌ?

Có bao giờ bạn hỏi xem con có hài lòng với sự sắp đặt của mình không? Đáp án của rất nhiều bậc phụ huynh là: Chưa từng hỏi. Có lẽ bạn sẽ cho rằng: chưa từng hỏi thì đã làm sao, đó chẳng qua chỉ là chuyện vặt vãnh, chẳng có gì cần phải thương lượng hay bàn bạc cả. Sự thực có phải như vậy không? Có thể với bạn đây chỉ là chuyện vặt vãnh, nhưng đối với trẻ, chuyện này vô cùng quan trọng.

Nhiều lúc trẻ muốn mua một bộ quần áo hoặc một cái cặp sách mà mình thích từ lâu nhưng cha mẹ lại không cho. Đối với trẻ, chuyện này rất đáng buồn! Các nhà nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra, trẻ 4 tuổi đã có suy nghĩ riêng, nếu thường xuyên phải nghe theo mệnh lệnh của cha mẹ, trẻ sẽ thiếu đi khả năng suy nghĩ độc lập, thiếu đi tố chất và năng lực phán đoán vấn đề, không có tính tích cực, cầu tiến… Độc lập suy nghĩ không chỉ là phẩm chất quan trọng của con người mà còn là nguồn gốc của sự sáng tạo. Cha mẹ nên chú ý lắng nghe suy nghĩ của con cái!

MẸ MUỐN NGHE Ý KIẾN CỦA CON

VÍ DỤ THỰC TẾ

Lúc Thanh 4 tuổi, làm gì cô bé cũng gọi mẹ giúp. Lúc ăn cơm Thanh đòi mẹ phải bón, lúc đi tiểu cũng bắt mẹ cởi quần ra và mặc quần vào; lúc ngủ trưa đòi cô giáo cởi giày, cởi quần áo cho mình… Mẹ Thanh muốn để con tự làm nhưng cô bé thường lấy i do “Con không biết” để từ chối. Lúc ấy, mẹ Thanh nghĩ con còn bé nên không mấy để ý. Nhưng bây giờ Thanh đã 8 tuổi rồi, rất nhiều bạn nhỏ cùng tuổi đã có ý thức tự lập, nhưng Thanh thì không. V chuyện này mà cha mẹ Thanh rất buồn phiền. Cuối cùng, họ đành phải đi gặp chuyên gia tâm lý trẻ em. Qua phân tích của các chuyên gia, cha mẹ Thanh đã hiểu cần phải làm thế nào.

Sắp đến sinh nhật của bà nội Thanh. Mẹ muốn nhân cơ hội này khơi gợi ý thức tự lập của con gái. Ăn cơm xong, mẹ nói: “Sắp đến sinh nhật bà rồi, tối nay chúng ta sẽ bàn bạc xem nên mua quà gì tặng bà nội nhé!”. Mẹ vừa nói xong, bố liền bảo: “Hay đầy! Bây giờ chúng ta bàn bạc luôn đi, xong sớm càng có nhiều thời gian chuẩn bị, không có lại không kịp!”. Thanh không nói gì, cô bé cho rằng đó là chuyện của cha mẹ, không liên quan đến mình, vì vậy cô bé đứng dậy định đi. Lúc ấy, mẹ gọi Thanh lại: “Thanh, nếu không có việc gì thì ngồi xuống đây, chẳng phải mẹ đã bảo chúng ta cùng bàn bạc hay sao?”.

Sau đó, cả nhà ngồi xuống cùng bàn bạc, mẹ nói: “Bà nội rất muốn mua một cái vòng bạc, hay là chúng ta tặng bà một cái đi?”, bố nói: “Thôi tặng bà một cái lò vi sóng đi, như thế bà ở một mình, cẩn ăn gì cứ cho vào lò hâm nóng là được!”… Cha mẹ bàn bạc, còn Thanh ngồi im không lên tiếng. Mẹ liền ngồi xuống bên cạnh con gái, nói: “Thanh, bình thường bà nội thương con nhất, tặng cho bà một món quà vào ngày sinh nhật là dịp thể hiện tình cảm với bà, mẹ muốn nghe ý kiến của con!”. Thanh nhìn mẹ rồi bảo: “Mẹ, con muốn tặng bà một cái bánh gato”.

“Tặng bánh gato có ý nghĩa gì đặc biệt không?” 

“Mẹ à, con thấy bánh gato là biểu tượng của ngày sinh nhật, hơn nữa con muốn viết những lời chúc lên bánh cho bà, như thế chắc bà sẽ vui lắm!” 

“Ừ, ý kiến của con rất hay, bà nội chắc là rất phấn khởi đây, con thật là tâm lý!”

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Mẹ Thanh nói “Mẹ muốn nghe ý kiến của con, ngầm thể hiện Thanh đã lớn rồi, có những chuyện nên có ý kiến riêng, câu nói này không chỉ dạy Thanh phải biết độc lập suy nghĩ mà còn dạy cô bé biết yêu thương, quan tâm đến người thân trong gia đình. Dưới sự kiên nhẫn cổ vũ của mẹ, cuối cùng Thanh cũng có ý kiến của mình. Khi mẹ thể hiện sự biểu dương, Thanh đã vô cùng vui mừng. 

MẸ MUỐN NGHE Ý KIẾN CỦA CON

Vậy thì cha mẹ phải làm sao để con cái chịu độc lập suy nghĩ? Có rất nhiều phương pháp. Có thể chơi một số trò chơi đòi hỏi tư duy, ví dụ: “Gạch có tác dụng gì?”, trả lời: “Có thể dùng để xây nhà, xây cầu thang, xây lò sưởi, làm đường…”, không những vậy, mà còn có thể cổ vũ con suy nghĩ thêm… Thông qua những bài luyện tập như vậy, sẽ khiến cho trẻ hình thành thói quen suy nghĩ độc lập, giúp trẻ mở mang tư duy, khả năng phản ứng ngày càng nhanh nhạy. 

Ngoài ra, cha mẹ cần tránh làm mọi việc thay con. Cha mẹ không nên yêu cầu trẻ phải tuyệt đối nghe theo mình, điều này sẽ không có lợi cho sự phát triển của chúng, khiến chúng dần mất đi tính tự chủ. Câu nói “Nghe lời cha mẹ mới là trẻ ngoan” có hàm ý là mệnh lệnh của cha mẹ không được làm trái, chẳng khác nào nói với con cái: “Con không cần suy nghĩ gì hết, cứ làm theo lời mẹ dặn là được rói!”. Như thế trẻ sẽ quen với việc lúc nào cũng có cha mẹ suy nghĩ và phân tích thay mình. Khi phải rêc xa vòng tay cha mẹ rồi thì đến những chuyện vặt vãnh, trẻ cũng không tự giải quyết được. Vi thế, trong quá trình nói chuyện, cha mẹ nên dùng giọng điệu bàn bạc, thảo luận thay vì ra lệnh, tạo cho trẻ có cơ hội suy nghĩ, ví dụ: “Con cảm thấy làm thế nào thì tốt hơn?” “Con nghĩ như vậy có căn cứ gì không?”…

Cha mẹ muốn đào tạo khả năng tư duy độc lập cho con có thể tiến hành từ các phương diện sau:

THỨ NHẤT: Để trẻ có nhiều cơ hội biểu đạt suy nghĩ của mình

Cha mẹ cần tạo nhiều cơ hội để con cái nói ra suy nghĩ của mình. Trong quá trình tranh luận, cha mẹ tuyệt đối không được dùng suy nghĩ của mình để áp đặt trẻ, hãy cho trẻ thoải mái thể hiện ý tưởng của mình.

THỨ HAI: Lúc có thể thì hãy cố gắng buông tay

Để giúp trẻ hình thành thói quen tốt, cha mẹ không nên quán xuyến hết mọi việc, ví dụ: lúc trời mưa, cha mẹ không cần phải nói với trẻ rằng: “Mang theo ô nhé!”, nên để trẻ tự cảm thấy mình cần phải mang ô hoặc áo mưa.

THỨ BA: Để trẻ có tư tưởng độc lập

Hành vi độc lập xuất phát từ tư tưởng độc lập. Khi suy nghĩ của cha mẹ và con cái có sự khác biệt, cha mẹ đừng nôn nóng phủ định suy nghĩ của trẻ, mà nên hỏi trẻ vì sao lại nghĩ như vậy. Hãy lắng nghe cách trẻ lí giải vấn đề nhé!

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *