CHA MẸ THƯỜNG NÓI: CHUYỆN NÀY KHÔNG THỂ TRÁCH CON ĐƯỢC, LÀ LỖI CỦA CÁI NÀY

Trẻ con hiện nay chẳng khác gì “chuyên gia” trong chuyện viện cớ, làm chuyện gì mà phạm sai lầm là viện đủ lý do. Trong cuộc sống, nhiều lúc trẻ thường làm những việc không như ý của cha mẹ, để tránh bị trách mắng, chúng thường tìm ra một cái cớ nào đó.

trẻ viện cớ

VÍ DỤ THỰC TẾ 

Cương năm nay 13 tuổi, học lớp tám, rất thông minh, cũng rất chăm chỉ, chịu khó phấn đấu, thành tích học tập luôn nằm trong top ba của lớp. Nhưng Cương khá bướng bỉnh, nghịch ngợm, lại còn thường xuyên viện cớ cho những sai phạm của mình. Một lần, cậu đi học muộn, cô giáo hỏi tại sao đi muộn, Cương lầy bừa lý do: “Mẹ em chuẩn bị bữa sáng muộn quá, nên em mới đi muộn!”. Có lần, sau khi tan học, Cương mải mê đá bóng với bạn mà quên mất làm bài tập về nhà, sáng hôm sau lúc nộp bài, cậu liền nói với cô giáo: “Em làm rồi, nhưng em để quên ở nhà ạ!”. Những chuyện tương tự như vậy rất nhiều. Lần này thi giữa kì, kết quả môn Tiếng Việt của Cương không được tốt lắm (Cương được 8 điểm, mà quá nửa lớp đều được 9 điểm, còn năm người được điểm tuyệt đối), Mẹ hỏi Cương: “Tiếng Việt chẳng phải là môn sở trường của con sao, sao kết quả lại thế này?”. Cương lại bịa đại một lý do: “Cô giáo đọc không rõ lắm, con nghe mà chẳng hiểu gì cả!”. Mẹ nói: “Những đứa trẻ thông minh không bao giờ viện cớ cho những sai lầm của mình, họ thường khiêm tốn tiếp nhận lời phê bình của người khác rồi lặng lẽ sửa đổi. Thực ra, kiểm tra không tốt cũng không sao, tích cực tổng kết kinh nghiệm, cố gắng lần sau thi tốt hơn là được rồi!”. Cương ngẫm nghĩ cũng phải, cô giáo cũng từng nhắc nhở cậu về cái tật này. Thế là Cương không cãi lại mẹ như thường ngày nữa, mà quyết tâm sẽ sửa chữa thói xấu này.

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Trong cuộc sống hằng ngày, nếu trẻ có thói quen viện có cho những sai phạm của mình, thì cha mẹ nên xem xét lại bản thân: có phải mình cũng thường xuyên nói những lời thoái thác trách nhiệm như vậy không có phải mỗi khi trẻ làm sai chuyện gì, cha mẹ thường nghiêm khắc mắng mỏ và chỉ trích trẻ không. Nếu đúng là như vậy, cha mẹ cần thay đổi cách làm và thái độ của mình.

TRẺ THÔNG MINH

Nếu trẻ phạm sai lầm, cha mẹ cần phải có thái độ hiển hòa, giảng giải cho trẻ hiểu, chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận của đội bên; đồng thoại thảo luận và cho trẻ biết rằng, mỗi cách ứng phó với tình huống khác nhau có thể dẫn đến những kết quả khác nhau.

Khi trẻ bất cẩn phạm phải sai lầm, để tránh bị phạt và mång mỏ, chúng thường thoái thác trách nhiệm. Trong con mắt người lớn, thái độ đó giống như là một lời nói dối, thực ra không phải vậy. Cha mẹ nên hiểu tâm lý của trẻ, nên để trẻ biết làm như vậy sẽ gây ra ton hai cho người khác và sau này phải chú ý hơn, không nên chỉ trích hay trừng phạt trẻ quá nghiêm khắc.

Nhiều lúc, trẻ hay viện cớ là do phương pháp giáo dục của gia đình và nhà trường chưa đúng. Muốn trẻ có thể phát triển lành mạnh, nhất định không được để trẻ viện cớ cho sai lầm của mình, hay nói cách khác, cần bồi dưỡng ý thức trách nhiệm cho trẻ.

THỨ NHẤT: Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm cho trẻ, khi xảy ra truyện, hãy để trẻ học cách tự chịu trách nhiệm 

Phải để trẻ hiểu vấn để này không phải của thầy cô, cha mẹ mà là ở chính bản thân trẻ.

Ví dụ, nếu trẻ nói rằng, bài kiểm tra Tiếng Việt làm không tốt là do cô giáo nói không chuẩn nên nghe không hiểu, thì hãy hỏi trẻ: “Thế tại sao các bạn khác lại hiểu?”. Nói chung, cha mẹ cần dạy trẻ không nên viện lí do cho thất bại hoặc sai lầm của mình thông qua những tình huống trong đời sống hằng ngày. Dần dần, trẻ sẽ học được thói quen tự chịu trách nhiệm về bản thân. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là, bạn phải cho phép trẻ phạm sai lầm để trẻ có cơ hội sửa sai.

THỨ HAI: Nói với trẻ “không nên viện cớ cho thất bại của mình, phải nghĩ cách để thành công!”

Thất bại và thành công là hai mặt đối lập, nhưng lại luôn song hành cùng nhau. Chang có ai dám đảm bảo cả đời này mình luôn là “kẻ chiến thắng” Cũng chẳng có ai chưa từng nếm trải mùi vị của sự thất bại. Khi thất bại, ai cũng buồn rầu, phiền não, thậm chí là suy sụp. Trong những lúc khó khăn như thế, có thể tìm một vài cái cớ hợp lý để bản thân cảm thấy dễ chịu một chút. Nhưng những cái cớ tưởng như hợp lí này thực ra là để che đậy cho sai lầm và sự hèn nhát không dám nhìn thẳng vào thất bại. Cha mẹ cần phải truyền đạt đạo lí này cho con cái. Khi thất bại, cần tích cực, dũng cảm phân tích nguyên nhân, tìm kiếm phương pháp, giải quyết các vấn đề còn tồn tại, để cuối cùng có thể giành được thành công.

THỨ BA: Ủng hộ và cổ vũ

Khi trẻ có biểu hiện tốt, cha mẹ nên kịp thời khen ngợi và cổ vũ; Khi trẻ phạm sai lầm, nên cho trẻ có cơ hội gánh vác trách nhiệm, đồng thời ủng hộ và cổ vũ trẻ nhiều hơn. Ví dụ: trẻ làm vỡ kính nhà hàng xóm, hãy để trẻ tự gánh vác trách nhiệm, đồng thời cổ vũ trẻ dũng cảm đối mặt với hậu quả mà mình gây ra, cha mẹ có thể giúp đỡ trẻ một phần.

THỨ TƯ: Tránh trừng phạt hay mắng mỏ trẻ quá nghiêm khắc 

Xử phạt khiến trẻ dễ thu mình, sợ hãi, không dám đối mặt với trách nhiệm. Cha mẹ nên tránh trừng phạt trẻ quá nghiêm khắc.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *