CHA MẸ THƯỜNG NÓI: NÀO, ĐỂ MẸ GIÚP CHO!

Nếu như gà con mãi núp dưới đôi cánh của gà mẹ, thì sau này nó không thể tự kiếm thức ăn. Nếu như chim ưng non mãi mãi núp dưới cái bóng to lớn của chim mẹ, thì chắc chắn cũng không thể sải cánh bay trên bầu trời cao. Cũng giống như vậy, trẻ con sống mãi trong vòng tay bao bọc của cha mẹ, sẽ không có khả năng tự lập, khó mà thích nghi với xã hội. Do vậy, cha mẹ không nên ôm đồm, lo lắng thái quá cho trẻ, phải mạnh dạn để trẻ tự lập, để chúng hình thành thói quen tự hoàn thành công việc của mình.

NÀO, ĐỂ MẸ GIÚP CHO!

VÍ DỤ THỰC TẾ 

Minh Anh năm nay mười lăm tuổi. Một hôm, cô bé đi vườn thú cùng các bạn. Buổi chiều, Minh Anh về nhà nói với mẹ: “Con làm rách áo bà nội mua cho rồi, làm sao bây giờ hả mẹ?”. 

Mẹ đang chuẩn bị cơm tối, nghe thấy vậy liền nói với con gái đang lo lắng: “Cứ để tạm đấy đã, đợi lúc nào có thời gian mẹ sẽ khâu lại cho con, chi có điều hôm nay bà sẽ đến đấy”.

“Thể lát nữa bà đến, nhìn thấy con làm rách áo chắc chắn bị sẽ nổi giận, phải không ạ?”, Minh Anh lo lắng.

Mẹ nói: “Đúng thế, bà thường khen con là một đứa trẻ hiểu chuyện, có chuyện gì cũng chẳng để cha mẹ phải lo lắng, nếu phát hiện con làm rách áo, lại còn để ở đấy, không biết bà sẽ nghĩ thế nào?”. Nghe mẹ nói như vậy, Minh Anh bỗng đỏ bừng mặt. Cô bé ngại ngùng nói với mẹ: “Mẹ ơi, chuyện của mình phải tự làm lấy thôi để con làm thử vậy!”. Mẹ nghe vậy liền gật đầu. 

Minh Anh tìm kim chỉ, quyết định tự khâu lại áo giống như trước đây mẹ từng làm. Minh Anh thấy vui lắm, dù gì đây cũng là lần đầu tiên cô bé cầm kim chi, vẫn còn thấy gượng gạo chân tay. Bởi vì đầu chỉ bị tòe ra nên phải mất năm phút cô bé mới luôn được chi vào kim, sau đó mới bắt đầu khâu. Vừa bất cần một chút, Minh Anh đã bị kim đâm vào tay. Cô bé tức tối kêu lên.

Mẹ nghe thấy tiếng liền chạy vào, nhìn thầy Minh Anh ném cả áo, cả kim chỉ sang một góc. Mẹ liền buộc tay cho Minh Anh rồi nói: “Con ngoan, con xem đi, ngón tay không sao nữa rồi. Con khâu cũng đẹp đấy, nhưng vẫn còn chưa xong này”. Nghe mẹ nói vậy, Minh Anh lại thấy xấu hổ. Một lúc sau, Minh Anh cũng làm xong, cầm trên tay chiếc áo do chính mình khâu lại, cô bé cảm thấy rất vui!

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA 

Từ câu chuyện trên có thể thấy, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ làm những việc lặt vặt trong cuộc sống. Điều này sẽ có lợi cho việc bồi dưỡng khả năng tự xử lý những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Khi trẻ đã hình thành thói quen yêu lao động và tự hoàn thành việc của mình, thì trên đường đời sau này nếu có gặp phải khó khăn, trẻ sẽ không chờ đợi hay dựa dẫm vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ động giải quyết.

VIỆC CỦA MÌNH NÊN TỰ MÌNH HOÀN THÀNH!

Kì thực, cha mẹ làm thay trẻ những chuyện trẻ nên làm không chỉ không mang lại niềm vui cho con, mà còn khiến chúng mất đi cơ hội để tự rèn luyện bản thân.

Để trẻ hình thành thói quen tốt ngay từ nhỏ, chúng tôi có vài lời khuyên cho cha mẹ như sau:

THỨ NHẤT: Những việc trong phận sự của trẻ, cha mẹ không nên làm thay

Những việc như chỉnh lại ga trải giường, giặt tắt, soạn sách vở… nhất định phải để trẻ tự làm. Những đứa trẻ còn ít tuổi có thể làm chưa tốt, nhưng không sao, đây là quá trình để trẻ trải nghiệm và rèn luyện. 

THỨ HAI: Để trẻ tự tay làm, tự thỏa mãn nhu cầu cá nhân 

Bất cứ đứa trẻ nào cũng đều muốn tự thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Trước tiên, cha mẹ cần phân chia rõ ràng nhu cầu tích cực và tiêu cực của trẻ. Từ đó, cha mẹ có thể chấp nhận những nhu cầu tích cực, kiềm chế những nhu cầu tiêu cực. Tiếp theo, khi trẻ xác định muốn làm, cha mẹ nên cổ vũ, tán thưởng, tạo điều kiện cho trẻ tự tay làm.

THỨ BA: Để lao động khơi gợi trí tuệ của trẻ

Trong quá trình trẻ làm việc, đôi bàn tay sẽ được chi phối bởi khối óc, đây là quá trình trẻ vận dụng các khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ… Đồng thời, động tác của tay lại có thể kích thích não hoạt động.

THỨ TƯ: Đưa ra yêu cầu làm việc có kế hoạch cho trẻ 

Cha mẹ khi yêu cầu trẻ lao động nên nhắc nhở trẻ phải suy nghĩ kĩ xem bản thân muốn làm gì, làm như thế nào là tốt nhất Nếu như lần đầu trẻ giặt khăn tay, cha mẹ có thể bảo trẻ làm theo trình tự của mình: chuẩn bị nước, xà phòng, xắn tay áo lên, nhúng ướt khăn tay, xát xà phòng, vò khăn tay, dùng nước sạch xả lại, phơi ra ngoài… Cha mẹ thường xuyên chỉ bảo cho trẻ cách làm có trình tự như vậy, có thể hình thành thói quen làm việc có kế hoạch cho trẻ.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *