Đây là câu chuyện được mọi người truyền tụng về một người lính Mỹ sau chiến tranh Việt Nam.
Sau khi hết thời gian viễn chinh, anh trở về nước. Từ San Francisco anh gọi điện cho cha mẹ.
“Cha ơi, mẹ ơi, con sắp về nhà rồi! Nhưng con muốn xin cha mẹ giúp con một việc. Con muốn dẫn một người bạn về cùng”.
“Đương nhiên có thể”, cha mẹ anh đáp, “cha mẹ sẽ rất vui khi gặp anh ấy”.
“Có một số việc con muốn báo trước với cha mẹ”. Anh con trai nói tiếp, “anh ấy bị thương nặng trong chiến tranh. Anh ấy giẫm phải một quả mìn, mất đi một cánh tay và một chân. Anh ấy không còn nơi nào để đi. Con mong anh ấy có thể đến nhà chúng ta và sống cùng với chúng ta, mãi mãi đến suốt đời”.
“Mẹ rất tiếc nghe được chuyện này, con ạ. Có lẽ chúng ta có thể giúp anh ấy tìm một chỗ ở”. Cha mẹ nói một cách buồn bã.
Không, con hy vọng anh ấy có thể sống cùng với chúng ta”. Đứa con kiên trì nói.
“Con à”, người cha vẫn rất khó chấp nhận yêu cầu của con trai, con không biết con đang nói những gì đâu. Một người tàn tật như vậy sẽ đem tới gánh nặng rất lớn cho chúng ta. Chúng ta có cuộc sống của mình, chúng ta không thể để chuyện này quấy rầy cuộc sống chúng ta. Cha na hay là con mau về nhà đi, và hãy quên anh bạn đó đi. Từ anh ấy sẽ tìm được con đường sống”.
Lúc này, anh con trai đã cúp máy.
Hai bậc cha mẹ không bao giờ có thêm tin tức gì của con trai họ nữa. Nhưng, mấy hôm sau, họ nhận một cái điện thoại từ cục cảnh sát San Francisco gọi tới. Ho dược cho biết, con trai của họ đã rơi xuống từ trên lầu cao. Cục cảnh sát cho rằng đây là một vụ tự sát. Cha mẹ chết lặng trong lòng bay tới San Francisco. Họ được dẫn đến nơi giữ tử thi để nhận xác. Ở nơi giữ xác, họ nhìn thấy con trai của họ đã mất một cánh tay và một chân.
Suy nghĩ của cha mẹ
Mỗi bậc phụ huynh đều nên hiểu rõ: con cái không thể trốn tránh hiện thực tàn nhẫn mà hiện tại hoặc tương lai chúng phải đối mặt, chúng đứng trên vách núi cheo leo do dự: hoặc chuẩn bị đối mặt với đời, hoặc chuẩn bị lặng lẽ trốn đời, hoặc thờ ơ lạnh lùng. Tình thương con bao la như biển của bạn tiếp tục đẩy con về trước hay là cùng chúng đón một chiếc thuyền cùng nhau vượt qua?
Con trẻ hôm nay đều đương đầu với xã hội và gia đình chống cự căng thẳng tương tự, tại sao đa số trẻ đều một cách ngoan cường gánh nặng tâm lý nặng nề, chỉ có số ít trẻ đi tới đường cùng? Không ai hy vọng bi lịch trong câu chuyện này xảy ra trong gia đình mình, vậy thì, nếu những cá thể gấu yêu của chúng ta không thể xoay chuyển dược xã hội to lớn thì trong cái gia đình nhỏ bé của mình, chúng ta hãy tạo cho trẻ một không gian sống nhẹ nhàng, vui vẻ.
Chúng ta hãy bớt soi mói và xúi giục, thêm an ủi và khoan dung, dùng tình thương chín chắn của người lớn để an ủi trái tim luôn luôn đang bị thương của con cái, vì chúng cũng khao khát khỏe mạnh, hoàn mỹ và vươn lên. Nếu con cái bị ấm ức, chúng ta bớt qua loa và lãnh đạm, thêm tìm hiểu và nhẫn nại, dùng trí tuệ đẩy kinh nghiệm để hóa giải sự rối mù non dại của con, vì chúng mong muốn được cha mẹ hiểu và chỉ dạy cho chúng thấy rõ lỗi lầm; nếu con cái chúng ta mất hứng thú với việc học và với đời, chúng ta đừng để chúng mất niềm vui với cuộc sống, nói cho chúng biết chỉ cần có một tinh thần khỏe mạnh, hãy để xã hội dung chứa mình thì sẽ tìm được niềm vui trong cuộc sống, sẽ có thể làm một người chân chính.