Để đánh giá một bé thông minh hay không, mẹ thường dựa vào những điều gì? Khả năng tính toán hay khả năng ngôn ngữ của các bé? Nếu dựa trên 1-2 yếu tố nào để đánh giá, cha mẹ có thể sẽ bỏ lỡ những khả năng tiềm ẩn khác của các bé. Tùy theo khả năng bẩm sinh và các điều kiện phát triển, các bé có thể đặc biệt nổi trội ở một loại nào đó. Hãy tìm hiểu những dấu hiệu phát triển trí thông minh của các con từ 7-12 tháng tuổi.

Các dấu hiệu phát triển trẻ thông minh

Các loại thông minh ở trẻ sơ sinh

Trong một cuộc khảo sát được tiến hành trên 241 trẻ có điểm IQ từ 160 đến 237 cho thấy hồi còn là bé sơ sinh:

  1. 94% các bé đều cực kỳ hiếu động.
  2. 94% có khả năng tập trung lâu.
  3. 91% có khả năng nói sớm.
  4. 60% đạt được các kỹ năng vận động như bò, đứng, đi sớm vượt tiêu chuẩn.
  5. 9% thuận cả hai tay tại một số thời điểm phát triển.
  6. 37% có một người mẹ tưởng tượng trong trí não.
  7. Thời điểm nói được từ đầu tiên thường vào tháng 9.
  8. Biết đọc thường trước 4 tuổi.

Trẻ biết nói sớm là biểu hiện của trí thông minh

Trẻ biết nói sớm là biểu hiện của trí thông minh

Theo nhiều nghiên cứu khác, ngoài 40% từ nhân tố di truyền, trí thông minh của trẻ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như chế độ dinh dưỡng, cách nuôi dạy của bố mẹ, sức khỏe, tâm lý, môi trường… Ngoài ra, theo học thuyết trí thông minh đa chiều được đề xuất bởi Howard Garner vào năm 1893, và phát triển bởi Thomas Armstrong, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu phát triển con người, mỗi trẻ sinh ra đều sở hữu 8 loại hình trí thông minh, bao gồm: logic toán học, ngôn ngữ, không gian, âm nhạc, tương tác, thể chất, nội tâm và tự nhiên.

Trí thông minh về logic, toán học

Là trí thông minh đối với những con số, sự logic. Đây là trí thông minh của nhà khoa học, kế toán viên và nhà lập trình. Biểu hiện thông thường ở những bé có khả năng về logic, toán học là khả năng tính toán suy nghĩ logic, nhạy bén với những con số, thích chơi đồ chơi xếp hình khối, lắp ghép…

Trí thông minh về logic, toán học

Trí thông minh về ngôn ngữ

Là trí thông minh của phóng viên, nhà văn, nhà thơ, luật sư, người có khả năng ngôn ngữ có thể tranh luận, thuyết phục, hướng dẫn hiệu quả thông qua lời nói. Những trẻ sở hữu loại hình trí thông minh này thường có sự yêu thích đặc biệt với từ ngữ, nhạy bén trong cách sử dụng từ ngữ và khả năng ghi nhớ tốt sự kiện, đọc nhanh, viết nhanh hơn những trẻ khác.

Trí thông minh về ngôn ngữ

Trí thông minh về không gian

Là trí thông minh của kiến trúc sư, nhiếp ảnh, nghệ sĩ, phi công những người nhạy cảm với những hình ảnh, sắc bén trong cách chuyển đổi, tái tạo thế giới không gian trực quan. Loại hình trí thông minh không gian thường biểu hiện ở những trẻ thích thú với việc tìm đường trong mê cung, các mô hình kiến trúc, đồ chơi lắp ghép, xếp hình. Trẻ có khả năng cảm nhận, nhìn nhận mọi việc ở nhiều góc độ khác nhau, và đặc biệt “nhạy cảm” với các chi tiết trực quan cụ thể.

Trí thông minh về không gian

Trí thông minh về âm nhạc

Có khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các nhịp điệu như DJ, nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ. Không cần thiết phải biểu hiện bằng khả năng ca hay hát giỏi, những trẻ sở hữu trí thông minh về âm nhạc có khả năng ghi nhớ và bắt chước giai điệu nhanh. Trẻ rất thích thú với âm thanh, và thường xuyên nhún nhảy theo nhạc.

Trí thông minh về âm nhạc

Khả năng tương tác

Là năng lực hiểu, cảm nhận,  tương tác tốt với người xung quanh, cộng đồng như giám đốc, nhà tâm lý, luật sư. Trẻ sở hữu loại hình trí thông minh này có khả năng giao tiếp tốt, nhanh chóng nắm bắt được cốt lõi vấn đề, có khả năng hòa nhập và tương tác tốt với mọi người, thậm chí với những người lần đầu gặp mặt.

Khả năng vận động

Biểu hiện ở năng lực cơ thể, điều khiển các hoạt động thân thể khéo léo như các vận động viên thể thao, thợ may, thợ mộc, bác sĩ phẫu thuật xuất hiện ở những trẻ hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, leo trèo. Những trẻ có khả nặng vận động tốt thường biết đi sớm hơn, khả năng cầm nắm, điều khiển hoạt động cơ thể tốt hơn.

Khả năng vận động

Trí thông minh nội tâm

Là năng lực dễ dàng hiểu rõ cảm xúc bản thân, có tính độc lập mạnh mẽ, thích làm việc một mình như tu sĩ, nhà trị liệu, giáo viên tâm lý. Trẻ có trí thông minh nội tâm hay còn gọi là năng lực tự nhận biết bản thân hiểu rõ cảm xúc của bản thân, có thể biểu đạt mong muốn của mình thông qua cách diễn đạt cảm xúc khác nhau.

Trí thông minh tự nhiên

Có khả năng quan tâm với tự nhiên với thực vật và động vật, nhạy bén, tinh thông việc nhận dạng và phân loại vô số chủng loại động vật, thực vật trong môi trường như những nhà tự nhiên học, nhà sinh thái học, bác sĩ thú y. Với loại hình trí thông minh này, trẻ sẽ thể hiện sự thích thú của mình với những loại động, thực vật tự nhiên, sự thay đổi thời tiết, khí hậu… Ngay từ nhỏ, trẻ đã có thể ghi nhớ và nhận dạng nhiều loài cây cối, và động vật khác nhau.

Trí thông minh tự nhiên

Dấu hiệu trẻ thông minh từ bé

Khi sinh con ra, điều đầu tiên là cha mẹ mong con được lành lặn khỏe mạnh, sau đó là muốn con được thông minh, vượt trội ngay từ nhỏ. Nhiều đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã bộc lộ những tố chất thông minh vượt trội. Nếu nhận ra khả năng của các con, cha mẹ sẽ tìm ra hướng phát triển và tạo điều kiện giáo dục thích hợp cho trẻ. Sau đây là những dấu hiệu cho thấy các bé thông mình ngay từ khi sơ sinh.

Đôi mắt linh hoạt

Sự thông minh của trẻ có thể được biểu hiện bằng ánh mắt. Đó là nếu trẻ sơ sinh có thói quen nhìn chăm chú vào các vật xung quanh trong một khỏang thời gian dài hơn so với các bé đồng trang lứa, bé sẽ thông minh hơn, do trẻ bắt đầu có phản xạ quan sát tập trung thế giới xung quanh mình, thích ngắm nhìn và bắt chước những gì cha mẹ hay người khác làm. Điều này chứng tỏ trẻ có một tư duy rất tốt.

Đôi mắt linh hoạt

Ngoài việc quan sát và bắt chước, các bé sơ sinh thông minh cũng dùng ánh mắt để giao tiếp, bộc lộ cảm xúc và hiểu được những gì mọi người đang nói nhanh hơn, “hóng” chuyện hơn các bé khác. Đó là biểu hiện của sự nhanh nhạy, dễ tiếp thu. Vì thế, các bố mẹ hãy tích cực giao lưu với bé, thường xuyên nhìn vào trẻ, làm một vài động tác từ đơn giản tới phức tạp, nâng cao khả năng bắt chước của các bé và tận dụng để khai thác trí tuệ cho bé.

Thời gian tỉnh táo dài, mức độ tỉnh táo cao

Lúc mới sinh, bé cần ngủ khoảng 18-20 tiếng mỗi ngày. Càng lớn, thời gian ngủ của các bé càng ngắn lại và thời gian tỉnh táo của bé càng dài ra. Khoa học đã chứng minh, những em bé sơ sinh thông minh thường ngủ ít hơn (mà vẫn khỏe mạnh). Bé ít ngủ mà không phải do sự khó chịu, thiếu chất,… rất có thể là do não bộ của bé luôn được kích thích cao đến mức khó đi vào giấc ngủ..

Sớm đạt các mốc phát triển

Một biểu hiện của sự thông minh là các bé sớm biết lẫy, bò, trườn, đi, nói… Vì vậy, Bố mẹ cần đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho các dấu hiệu phát triển của trẻ. Ví dụ như khi trẻ bắt đầu ê a tập nói, “hóng” chuyện, hãy đáp lại nhiệt tình bằng những nụ cười và giọng nói vui vẻ.

Ngoài ra, theo đà phát triển, trẻ thông minh sẽ thích chơi nhiều đồ chơi nhưng cũng nhanh chán do luôn thích học hỏi, tiếp nhận nhiều thông tin mới và nhanh chán những thông tin cũ được lặp đi lặp lại hàng ngày. Điều này cho thấy trẻ là người có nhu cầu học tập, khám phá, tìm tòi cao.

Giác quan nhạy bén

Bé nhanh chóng định vị được đầu ti mẹ và đúng chỗ ngay từ lần bú đầu tiên, bé biết phân biệt mùi sữa mẹ và mùi sữa khác, thích nhìn đồ vật có màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh với các tác động từ bên ngoài là những dấu hiệu cho thấy bé là người nhạy bén, thông minh.

Các dấu hiệu khác

Bé thông minh thường hay quấy khóc

Sẽ là một điều an ủi rất nhiều nếu cha mẹ biết được rằng, khóc quấy cũng là một biểu hiện của những bé thông minh. Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy của bé sơ sinh thông minh, đó là lúc nào cũng cần kích thích. Và nếu không nhận được sự kích thích cần thiết, chẳng hạn như chán nằm ngửa, phải nhìn một thứ, muốn được thay đổi hoạt cảnh mà không được bé sẽ khóc liên tục.

Muốn biết trẻ khóc vì bệnh hay vì thông minh, cha mẹ có thể bế thử bé đi xung quanh, cho bé xem những khung cảnh, những khuôn mặt, đồ vật mới mà trẻ chưa thấy bao giờ. Nếu bé ngừng khóc và tập trung quan sát, đó là dấu hiệu trẻ thông minh. Như bố mẹ của những bé có IQ cao cũng thừa nhận, khi con còn bé, họ thường phải bế con đi loanh quanh 20 phút một lần để dỗ trẻ nín khóc.

Bé thông minh rất “thù dai nhớ lâu”

Dấu hiệu này có vẻ mơ hồ nhưng thực ra, cha mẹ có thể nhận ra qua những biểu hiện đơn giản của bé:

– Nhớ mặt người quen từ sớm: Bé sơ sinh thường ít nhớ lại những gì mình đã trải qua, nhưng những bé có não bộ phát triển sớm thường nhớ rõ mặt mọi người từ sớm. Điều này khiến trẻ sớm nảy sinh tâm lý bám mẹ và sợ người lạ.

– Khóc tìm đồ chơi: Khi mới 5, 6 tháng bé biết khóc khi bị lấy đồ chơi, và 10, 11 tháng bé biết tìm đồ chơi cha mẹ giấu, chứng tỏ bé có trí nhớ rất tốt.

Không phải tất cả những đứa trẻ biết nói sớm, biết đi sớm đều thông minh nhưng có một sự thật không thể chối cãi, đó là trẻ nhận thức tốt và sớm hơn bé cùng tuổi, đương nhiên thể hiện sự phát triển tốt hơn của não bộ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên thúc đẩy sự phát triển của các bé. Hãy thoải mái để trẻ tự do khám phá và đặc biệt lưu ý quá trình con lớn để tìm ra biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng tài năng của bé yêu.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *