Có một thầy hiệu trưởng nổi tiếng, thường sử dụng một số cách đặc biệt để giáo dục học sinh.

Một hôm, khi thấy hiệu trưởng này nhìn thấy một nam sinh ném đất cát vào các bạn khác trong lớp mình, ông bèn lập tức ngăn cản cậu và ra lệnh cậu sau khi tan học đến phòng hiệu trưởng.

Sau khi tan học, thầy hiệu trưởng về phòng thấy cậu nam sinh đó đã chờ sẵn trước cửa. Song vừa gặp mặt, thầy lại móc ra một viên kẹo trao cho cậu, nói: “Đây là phần thưởng của trò, vì trò tới đây đúng giờ, còn tôi thì tới muộn”. Cậu nam sinh kinh ngạc và hoài nghi nhận viên kẹo. Sau đó, thầy tiếp tục móc ra một viên kẹo khác đặt vào tay cậu, nói: “Viên kẹo này cũng thưởng cho trò, vì khi tôi bảo trò ngừng đánh người thì trò đã dừng tay ngay. Điều này chứng tỏ trò rất tôn trọng tôi, tôi nên thưởng cho trò”.

Cậu học sinh quá đỗi kinh ngạc, mắt cậu xoe tròn hết mức.

Thầy lại móc ra viên kẹo thứ ba nhét vào tay cậu học trò, nói: “Tôi đã điều tra, trò lấy đất cát ném vào các cậu học trò kia là vì họ không tuân thủ luật chơi, ức hiếp bạn gái; trò đánh họ chứng tỏ trò ngay thẳng tốt bụng, có dùng khi đấu tranh với kẻ xấu, nên thưởng cho trò!”. 

Cậu học sinh quá cảm động, òa khóc, hối hận bản “Hiệu, hiệu trưởng, thầy… đánh con hai cái đi! Con sai rồi a, người mà con đánh không phải là kẻ xấu mà là bạn học của mình ạ!”.

Thầy hiệu trưởng mỉm cười hài lòng, ông lập tức móe ra viên kẹo thứ tư chia ra, bảo: “Vì trò nhận thức đúng sại låm, tôi thưởng tiếp một viên kẹo nữa cho trò, tiếc là tôi chỉ còn một viên này, kẹo của tôi hết rồi, xem ra cuộc trò chuyện của chúng ta cũng đã đến lúc kết thúc!”. Nói xong thấy bước ra khỏi phòng.

Bốn viên kẹo

Suy nghĩ của cha mẹ

Trẻ con làm sai lại khen thưởng khuyến khích, hình như phương thức này khác với bình thường nhưng sự thật là phù hợp với sự giáo dục thành công tâm lý của trẻ trong những trường hợp đặc biệt.

Chúng ta thường thấy trường hợp này: một đứa con làm sai, nhưng khi cha mẹ phê bình nó, bằng mọi cách nó ngụy biện hoặc thể thỏ phủ nhận mình làm sai. Có phải con cái không biết mình sai? Đương nhiên không phải. Đây là vì sau khi phạm lỗi, nó sẽ xấu hổ từ đó dẫn đến tự ti vì lỗi lầm mà nó mắc phải. Bị phê bình trong trạng thái tâm lý tự ti, hoặc tiếp tục tự ti và xấu hổ trong một khoảng thời gian; hoặc phản kích phê bình của cha mẹ. Hai tình huống này đều không đạt được mục đích giáo dục con.

Vì thế, trước khi phê bình con cái, hãy khen thưởng khích lệ chúng một cách thích đáng, khẳng định một vài mặt nào đó của chúng, mục đích là để chúng tự trọng chứ không phải là để chúng chấp nhận phê bình một cách tự ti. Lòng tự trọng của con không bị tổn thương, ý thức phân biệt rõ đúng sai của chúng cũng sẽ sống dậy. Lúc này, dù con cái chấp nhận phê bình hay tự chủ động thừa nhận lỗi lầm cũng đều xuất phát từ nội tâm, đó mới là sự giáo dục thành công.

Cùng bé yêu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *