Mike đang học lớp 3, là một đứa bé thông minh ham học, ở lớp cậu được một giấy khen về đọc diễn cảm hay nhất, trong lòng cậu đây ắp kiêu ngạo. Về đến nhà cậu khoe với chị giúp việc: “Xem chị có đọc được những gì em biết đọc không, Norman”.
Người phụ nữ hiền lành cầm quyển sách trên tay, cẩn thận xem qua, sau đó lắp bắp: “Ôi, Mike, chị không biết đọc như thế nào”.
Lúc này, Mike kiêu ngạo như một con chim công, cậu lao vào phòng khách, tự hò hét với cha: “Cha ơi, Norman không biết đọc sách, con không biết Norman chị ấy có cảm giác gì”.
Cha im lặng bước tới bên kệ sách, lôi ra một quyển, đưa cho cậu bảo: “Cảm giác của chị ấy thế này”.
Quyển sách đó viết bằng tiếng La tinh, Mike không biết một chữ nào cả.
Bé Mike suốt đời cũng không quên bài học thấm thía lần đó, dù bất cứ lúc nào, chỉ cần muốn tự khoe khoang, cậu lập tức nhắc nhở mình: “Nhớ kỹ, mình không biết chữ La tinh”.
Suy nghĩ của cha mẹ
Dạy dỗ một đứa trẻ khinh miệt không phải là sự quen thuộc mà là sự ưu việt của tri thức. Dạy dỗ một đứa trẻ tự cao tự đại không phải là tinh cách mà là sai lầm của sự lý giải.
Nhiều bậc cha mẹ thích khen ngợi con cái một cách quá mức, thậm chí khen ngợi trước đám đông một vài sở trường nào đó của con, cho rằng làm vậy có thể tăng thêm sự tự tin của con. Thực ra, sự khen ngợi như thế rất dễ tạo ra khuynh hướng ham muốn hư vinh và sự tự cao tự mãn cho con. Một số đứa bé được khen trước nhiều người, có chút giỏi giang thì sẽ bắt đầu kiêu ngạo, thậm chí có bé để được khen mà làm dối làm trá, nhu the rất bất lợi cho sự trưởng thành của con.
Điều mà cha me luôn luôn nhắc nhở con là trên thế gian này còn có rất nhiều thứ chúng không hiểu.